Logo VNCRM

“Cái tâm” thước đo thành bại trong công việc

Hầu hết nỗi băn khoăn lớn nhất của sinh viên mới ra trường đi làm và nhân viên mới chính là làm sao để có một công việc ổn định và mức thu nhập cao. Nếu cảm thấy hài lòng với điều đó thì 80% bạn chỉ có thể “chôn chân” mình ở một vị trí chứ không thể nào vươn xa hơn được.

Trong công việc cũng vậy đó. Nếu mà muốn người ta làm với mình hết lòng, hết dạ, hết sức thì người ta cũng nằm ở cái tình. Có cái tình thì khi khó khăn nhờ vả người ta mới hết lòng mà giúp. Chứ họ chẳng màng đến mình, họ chỉ cần tiền thì làm vì tiền, cái kết quả cuối cùng nó cũng chỉ xứng ở chỗ cái tiền. Còn khi có cái tình, cái tâm trong đó, người ta mới bỏ sức chăm chút, mới làm cho nó hoàn hảo, mới làm cho nó trở nên đẹp nhất, tốt nhất được…

I. Cái tâm trong công việc

“Cái tâm” thước đo thành bại trong công việc
Người có tâm thường rất có tầm

Có một câu nói rằng “Tâm ta ở đâu, tầm ta ở đó. Tầm ta ở đâu, tiền ta ở đó”. Nguyên nhân khiến con người ta cảm thấy mơ hồ chỉ có một. Đó chính là trong những năm tháng mà đáng ra ta nên phấn đấu, nên làm việc chăm chỉ thì lại nghĩ quá nhiều, nhưng lại làm quá ít.

Trong một doanh nghiệp, những người sẽ đặt lợi ích cá nhân lên lợi ích tập thể hay để lợi ích cá nhân song hành với lợi ích tập thể sẽ được các doanh nghiệp trọng dụng và tập trung dốc sức để đào tạo bởi vì chính họ luôn đặt chữ “tâm” lên hàng đầu.

Cái gì cũng vậy, một mình không làm nên chuyện. Nhất là công việc, cũng không thể tự mình làm hết mọi thứ. Cái gì cũng có lúc cần người ta làm cho, mặc dù là bỏ tiền ra để thuê người ta làm. Vậy hà cớ gì không tôn trọng người ta? Trong đầu đã có suy nghĩ chèn ép họ trước tiên khi bắt đầu làm việc thì đừng trách sao khi có sự cố, khi trục trặc, khi khó khăn lại không còn ai giúp…

“Cái tâm” thước đo thành bại trong công việc
Những người làm việc chuyên nghiệp luôn đặt chữ “tâm” lên hàng đầu

Còn về cái cốt lõi của sự chăm sóc đó thì sao? Cái tâm trong sự chăm sóc được xây dựng bài bản và chuyên nghiệp đó có thể được đào tạo không? Hay nó là một tố chất thiên phú tự nhiên, bẩm sinh mà chỉ một vài người có?

Thật ra ai cũng có khả năng quan tâm. Nó vốn là một phần bản năng của con người, là tố chất bẩm sinh nằm trong mỗi con người, chỉ là qua quá trình sống, nếu không thường xuyên được rèn luyện hay gợi nhớ cùng với nhiều tác động khác khiến người ta dần quên đi khả năng thiên bẩm đó của mình. Cái tâm đó không thể được học hỏi, mà chỉ có thể được tìm lại, vì nó vốn là một thứ sẵn có của con người.

Điển hình là Đồng Văn Hồng – nữ tướng đắc lực khét tiếng của tỷ phú Jack Ma. Xuất phát Từ một vị trí lễ tân nhỏ nhưng người phụ nữ này lại được đồng nghiệp đánh giá cao về sự thận trọng và tỉ mỉ cùng với cái tâm trong nghề và sáng dạ trong công việc đã giúp bà được chú ý và có nhiều cơ hội phát huy. Chỉ sau 6 năm, bà đã được bổ nhiệm vào vị trí phó chủ tịch của Alibaba.

“Cái tâm” thước đo thành bại trong công việc
Đồng Văn Hồng – nữ tướng đắc lực khét tiếng của tỷ phú Jack Ma

Đồng Văn Hồng chính là tấm gương sáng để học tập. Bên cạnh kiến thức nền tảng cần phải có thái độ và ý chí sẽ giúp bạn có một cú lội ngược dòng, làm mới lại suy nghĩ và để “Tâm – tầm- Tiền” là một đường thẳng giúp bạn đạt được thành công.

II. Cái tâm sẽ giúp ích như thế nào trong công việc

Thực tế thì “Không có ngành nào là dễ kiếm tiền cả” và cái mà bạn cần nên tập trung đầu tiên chính là hãy học và cống hiến sao cho bạn đáng tiền đã. Tự khắc lợi ích của tập thể sẽ được nâng cao và bạn cũng đã cho bạn và doanh nghiệp đẩy mình lên một tầm cao mới.

“Cái tâm” thước đo thành bại trong công việc
Làm việc phải có tâm và trách nhiệm

Trong thời đại ngày nay, hầu như con người luôn vươn tới sự phát triển nhưng chữ Tâm không biết đọng lại trong lòng người được bao nhiêu khi mà có những người chỉ đạt lợi nhuận lên hàng đầu để rồi những sản phẩm lại là hậu quả tàn nhẫn cho thế hệ chính con em mình phải gánh chịu. Bao nhiêu thực phẩm hóa chất độc hại cứ bị tiêm nhiễm vào thế hệ sau vậy liệu sự phát triển loài người sẽ tồn tại được bao lâu nữa trên trái đất này?

Cùng với sự phát triển con người muốn vươn lên cái đẹp cái hưởng thụ trong cuộc sống xa hoa và rồi chà đạp lên nhau để sống. Sự ích kỷ trong công việc đã làm cho công việc của Công ty hay doanh nghiệp đình trệ, rồi hãm hại nhau, tìm cách dìm nhau xuống, rồi tham nhũng, rốt cuộc mang lại một xã hội phồn thịnh hay thối nát hơn.

VNCRM luôn có những thành viên sẵn sàng làm việc và luôn đặt cái “tâm” trong mọi công việc. VNCRM luôn training và cho nhân viên của mình thử sức ở nhiều lĩnh vực để họ có thể khai phá con người của mình và họ luôn hiểu một điều “Tâm ta ở đâu, tầm ta ở đó. Tầm ta ở đâu, tiền ta ở đó”.

Tham gia Cộng đồng Quản lý và phát triển doanh nghiệp SMB để thảo luận các chủ đề về  Quản trị doanh nghiệp cùng VNCRM tại: Link