Đào tạo và phát triển nhân lực ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản, doanh nghiệp đầu tư chất lượng đội ngũ nhân sự thông qua việc bổ sung, cải thiện trình độ chuyên môn, kỹ năng của người lao động để họ nâng cao hiệu suất và hiệu quả công việc. Nếu doanh nghiệp hiện chưa quan tâm đến việc đào tạo, phát triển kỹ năng cho nhân viên, 4 lý do được liệt kê trong bài viết dưới đây sẽ có thể khiến bạn phải thay đổi suy nghĩ.
4 lý do doanh nghiệp cần đào tạo và phát triển nhân lực
Cải thiện hiệu suất làm việc
Nghiên cứu của Udemy for Business chỉ ra rằng, các doanh nghiệp không quan tâm đến vấn đề đào tạo và phát triển nhân viên thường có hiệu suất làm việc kém. Do nhân viên không được trang bị đủ các kỹ năng cần thiết hoặc bổ sung thêm các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để thích nghi với sự đổi mới trong lĩnh vực ngành nghề. Để nâng cao được hiệu suất làm việc, bổ sung kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chính là giải pháp cốt lõi, dài hạn mà doanh nghiệp cần phải nhanh chóng áp dụng.
Gia tăng sự gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp
Tuyển dụng và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải hiện nay. Nguyên nhân chính khiến tỷ lệ bỏ việc ở doanh nghiệp cao là do nhân viên không thể thích nghi với công việc hoặc cảm thấy sự nghiệp mãi dậm chân tại chỗ, không phát triển thêm năng lực của bản thân.
Để giải quyết bài toán này, doanh nghiệp cần xây dựng các chương trình đào tạo xuyên suốt vòng đời của người lao động để họ thấy rõ lộ trình phát triển kỹ năng chuyên môn cũng như khả năng thăng tiến rõ ràng hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tận dụng quy trình đào tạo này để truyền thông ra bên ngoài, thu hút thêm những ứng viên có năng lực gia nhập đội ngũ nhân sự của mình. Khi doanh nghiệp có thể gia tăng sự gắn kết với nhân viên, thu hút và giữ chân được những nhân viên giỏi sẽ có khả năng tiến xa hơn trong thị trường.
Nhân viên tích cực và chủ động hơn trong công việc
Nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo sự thành công cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhân lực chuyên môn tốt sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, trong quá trình đào tạo bồi dưỡng, doanh nghiệp sẽ có thể phát hiện và nuôi dưỡng các nhân tài có khả năng đảm nhiệm các trọng trách lớn, vai trò lãnh đạo trong công ty. Thường việc xây dựng lộ trình đào tạo sẽ theo sát các mục tiêu kinh doanh vì thế khi nhân viên hội tụ để các kỹ năng, kiến thức mới phục vụ cho bước phát triển mới của doanh nghiệp sẽ đảm bảo khả năng thành công lâu dài của công ty.
>>> 6 cách để bạn quản trị doanh nghiệp hiệu quả
Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực hiệu quả
Việc đào tạo và phát triển nhân lực mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và nhân viên, nhưng làm thế nào để các công ty có thể triển khai hiệu quả. Để quá trình đào tạo và phát triển phát huy tối đa lợi ích, doanh nghiệp cần:
Xác định mục tiêu kinh doanh
Mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu phát triển tổng thể của công ty. Vì thế, khi xây dựng chương trình đào tạo nhân viên, doanh nghiệp cần đánh giá lại các mục tiêu kinh doanh của mình. Dựa trên các mục tiêu này, đưa ra các tiêu chí về năng lực của đội ngũ nhân sự giúp hoàn thành các mục tiêu doanh nghiệp đưa ra.
Xây dựng mục tiêu SMART cho chương trình đào tạo
Xây dựng mục tiêu đào tạo và phát triển nhân lực cần đảm bảo rằng mọi tiêu chí bạn đưa ra đều có thể đánh giá và đo lường được. Hiện nay, doanh nghiệp có thể tận dụng hệ thống đào tạo trực tuyến để hỗ trợ việc đo lường, đánh giá hiệu quả đào tạo. Nền tảng đào tạo trực tuyến CRM có thể giúp bạn quản lý khóa học, người tham gia và tiến độ, mức độ hoàn thành từng khóa của nhân viên. Hệ thống này còn cho phép doanh nghiệp tạo các bài kiểm tra đánh giá năng lực và cấp chứng nhận hoàn thành khóa học cho người lao động.
Đánh giá khoảng trống kỹ năng, kiến thức của đội ngũ nhân sự
Đánh giá năng lực của đội ngũ nhân sự, ngoài ra xác định xem khoảng trống kiến thức kỹ năng hiện tại ảnh hưởng ra sao đến mục tiêu kinh doanh. Dựa trên mục tiêu kinh doanh, mục tiêu đào tạo, lên lộ trình bổ sung kiến thức cho nhân viên theo từng cấp độ: onboarding, junior, senior, leader… Trong quá trình đào tạo, liên tục đánh giá các lỗ hổng kỹ năng để thiết kế bài giảng với nội dung phù hợp.