Logo VNCRM

Phong cách lãnh đạo là gì? Tìm hiểu 3 phong cách lãnh đạo phổ biến nhất hiện nay

Phong cách lãnh đạo là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Phong cách lãnh đạo của người dẫn đầu sẽ tác động mạnh mẽ đến năng suất làm việc của mọi nhân viên.

phong cách lãnh đạo là tấm gương phản chiếu quá trình quản lý, dẫn dắt toàn thể nhân viên trong một công ty, doanh nghiệp hay một tổ chức nào đó trong quá trình hình thành và phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vậy, bạn có biết lãnh đạo là gì, phong cách lãnh đạo là gì và các phong cách lãnh đạo phổ biến nhất là gì? Có những yếu tố nào góp phần hình thành lên phong cách lãnh đạo và yếu tố nào tác động đến phong cách lãnh đạo?… Hãy cùng Kết Nối Việc đi tìm hiểu những thắc mắc trên thông qua những thông tin cực kỳ bổ ích dưới đây nhé.

I. Khái niệm

1. Khái niệm lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo là gì – là quá trình người đứng đầu sử dụng và phối hợp với các hoạt động của các cá nhân khác trong tổ chức bằng cách gây ảnh hưởng, ra lệnh và dẫn dắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới một mục tiêu chung của doanh nghiệp. Khái niệm về kĩ năng lãnh đạo được coi là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong môn khoa học về tổ chức – nhân sự.

2. Khái niệm phong cách lãnh đạo là gì?

Khái niệm phong cách lãnh đạo là gì

Khái niệm phong cách lãnh đạo là gì

Phong cách lãnh đạo là gì – là phương thức và cách tiếp cận của một nhà quản trị, nhà lãnh đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện các chủ trương, chiến lược, kế hoạch và tạo động lực làm việc tích cực cho nhân viên. Dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách lãnh đạo thường được thể hiện qua các hành động, cử chỉ và nét mặt hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từ chính người lãnh đạo của họ.

Vai trò của phong cách lãnh đạo là gì? Phong cách lãnh đạo chính là yếu tố có tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý của người quản trị, đến việc tập hợp và thu hút những người thừa hành trong quá trình thực hiện các mục tiêu quan trọng của tổ chức, doanh nghiệp.

Phong cách lãnh đạo là hệ thống những phương pháp quản lý nhân sự, quản lý doanh nghiệp được người lãnh đạo sử dụng để tác động đến những nhân viên dưới quyền mình.

II. Phân loại các phong cách lãnh đạo phổ biến nhất

Các phong cách lãnh đạo là gì? Đây là những cách quản lý nhân sự của từng người lãnh đạo, cách mà họ phân công và kiểm soát công việc trong nội bộ doanh nghiệp. Vậy có tất cả bao nhiêu phong cách lãnh đạo? Có rất nhiều các phong cách lãnh đạo khác nhau, tuy nhiên hôm nay Kết Nối Việc xin giới thiệu với bạn các phong cách lãnh đạo thường gặp đó là:

  • Phong cách lãnh đạo độc đoán
  • Phong cách lãnh đạo dân chủ
  • Phong cách lãnh đạo tự do

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các phong cách lãnh đạo này nhé!

1. Phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách lãnh đạo độc đoán là kiểu quản lý theo mệnh lệnh độc đoán được biểu hiện đặc trưng bằng việc mọi quyền lực trong tổ chức đều tập trung vào tay một người quản lý, người lãnh đạo. Họ quản lý tổ chức, doanh nghiệp bằng ý chí của mình, trấn áp, bác bỏ ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.

Phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách lãnh đạo độc đoán

* Ưu điểm

  • Các quyết định đều được đưa ra một cách nhanh chóng và dứt khoát dưới phong cách lãnh đạo độc đoán của nhà quản trị.
  • Người lãnh đạo trực tiếp quản lý mọi vấn đề của doanh nghiệp, tránh tình trạng dồn đọng các công việc trong từng bộ phận.
  • Các nhà quản trị có phong cách lãnh đạo độc đoán sẽ có sức ảnh hưởng lớn khiến các cá nhân trong tổ chức buộc phải thực hiện mọi nhiệm vụ được giao đúng thời hạn quy định.
  • Các thành viên trong tổ chức phải thường xuyên cập nhật và trau dồi các kiến thức, kỹ năng mềm để thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả.

* Nhược điểm

  • Người có phong cách lãnh đạo độc đoán này thường bị đánh giá là bảo thủ và độc tài. Hoặc đôi khi trong nội bộ doanh nghiệp sẽ xảy ra các mâu thuẫn, bất đồng quan điểm giữa các thành viên.
  • Các nhà lãnh đạo độc đoán thường không quan tâm đến ý kiến của người khác nên sẽ dễ khiến cho nhân viên của mình bị nản chí, cảm thấy không được coi trọng
  • Đôi khi phong cách lãnh đạo độc đoán đã bỏ qua các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề, không tiếp thu cái mới, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tổ chức.

2. Phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo dân chủ là trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp có sự đóng góp, tham gia hay lãnh đạo được phân chia cho nhiều người. Các thành viên của tổ chức sẽ đóng góp nhiều hơn trong quá trình đưa ra ý tưởng.

Tuy nhiên, người lãnh đạo vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng nhưng mọi thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức đều có cơ hội đóng góp ý kiến, trao đổi tự do và thảo luận. Nhà quản trị sẽ có trách nhiệm lắng nghe và lựa chọn ý kiến tối ưu nhất để áp dụng thực hiện.

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo dân chủ

* Ưu điểm

  • Tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng giữa các thành viên tham gia vào tổ chức.
  • Các thành viên cùng được truyền cảm hứng để hành động và đóng góp sức lực mình cho tổ chức, doanh nghiệp. Các nhà quản trị giỏi cũng có xu hướng tìm kiếm, học hỏi những ý kiến mới, đa dạng để phát triển tổ chức.
  • Áp dụng cách quản lý nhân sự này sẽ tạo ra sự gắn kết và mang đến năng suất lao động cao hơn.

* Nhược điểm

  • Các quyết định phải được thông qua nhiều người, không thể được đưa ra một cách nhanh chóng, dứt khoát
  • Các thành viên thuộc nhóm thiểu số sau mỗi lần đưa ra quyết định sẽ dễ bị nản chí, không còn tinh thần làm việc.

3. Phong cách lãnh đạo tự do

Phong cách lãnh đạo tự do là cách quản lý nhân sự mà nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên của mình được quyền ra quyết định, nhưng phải tự chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra. Nhân viên cần có khả năng phân tích tình huống tốt và xác định được cách xử lý tình huống tối ưu nhất.

Phong cách lãnh đạo tự do

Phong cách lãnh đạo tự do

* Ưu điểm

  • Không khí trong tổ chức, doanh nghiệp thường thân thiện, định hướng nhóm phát triển nhanh chóng, bền vững.

* Nhược điểm

  • Năng suất lao động thấp vì người lãnh đạo không trực tiếp kiểm soát nội bộ chặt chẽ.
  • Chức năng và các quyết định quản lý hoàn toàn do thành viên của tổ chức quyết định, sẽ gây ra nhiều tranh cãi trong nội bộ.
  • Thiếu người lãnh đạo tổ chức sẽ gây ra rối loạn, các nhóm sẽ nhỏ lẻ, không tối ưu.

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu về khái niệm, ưu – nhược điểm của các phong cách lãnh đạo phổ biến nhất, vậy bạn có biết các yếu tố góp phần hình thành phong cách lãnh đạo là gì? Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 5 yếu tố hình thành phong cách lãnh đạo.

Tham gia Cộng đồng Quản lý và phát triển doanh nghiệp SMB để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business cùng VNCRM tại: Link