6 bước và 12 lưu ý để xây dựng cách viết content chuẩn SEO

6 bước và 12 lưu ý để xây dựng cách viết content chuẩn SEO

SEO LÀ GÌ? SEO LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO?

SEO (Search Engine Optimization) là quá trình làm cho một trang web hiển thị lên top tìm kiếm một cách tự nhiên và không phải trả tiền.

Cách làm việc của SEO:

  • Thu thập thông tin và lập chỉ mục
  • Trình duyệt sẽ thu thập thông tin từ các trang web khác nhau và đưa vào chỉ mục tìm kiếm

Thuật toán search:

  • Hệ thống xếp hạng của Google sẽ sắp xếp hàng tỷ nội dung từ các trang web khác nhau. Với sự đa dạng, Google đảm bảo cung cấp cho bạn kết quả tìm kiếm hàng loạt định dạng nội dung khác nhau, giúp bạn nhanh chóng tìm được thông tin bạn cần

Vậy bản chất của SEO là làm sao cho website, nội dung của bạn lên top, thông qua việc sản xuất hoặc tối ưu content và một số kỹ thuật “số hoá” về Google khác. Ở đây, chúng ta đề cập về khía cạnh content!

Một điều quan trọng, cần lưu ý rằng, dưới đây chỉ là những kỹ thuật và quy tắc nhưng content SEO quan trọng nhất như một kim chỉ nam là phải đảm bảo nội dung hấp dẫn, đầy đủ, liên quan và phải giải quyết được những thắc mắc của người dùng. Một bài đặt tiêu đề không liên quan đến nội dung, câu cú lủng củng, khó hiểu, nội dung chán, người dùng không tìm thấy được giá trị từ bài viết thì bài cũng không được lên top, dù có chèn từ khoá nhiều đến đâu.

CÁC LOẠT CONTENT CỦA WEBSITE

Trước khi tìm hiểu các bước viết content SEO hay cấu trúc của một bài content SEO là như thế nào, bạn nên hiểu content của website thực chất là gì và các định dạng là như thế nào!

  • Website: là một tập hợp các trang con (webpage) được group lại và kết nối với nhau.
  • Webpage: là trang con của website. Chẳng hạn, khi bạn tìm kiếm máy ảnh Canon 700D, Google sẽ cho ra trang webpage chưa thông tin nội dung này, chứ sẽ không cho ra website “Binhminhdigital.com”.
  • Microsite: được xem như một trang web nhỏ gồm 1 hay nhiều trang, cho phép người dùng thao tác trực tiếp. Mục đích chính là để thông báo các chương trình mới của nhãn hàng, cung cấp thêm thông tin về thương hiệu, giải trí và đôi khi cho mục đích chuyển đổi. Ví dụ cho microsite là campaign “Hẹn hò với nam thần” của Diana. Thông thường, sau mỗi chiến dịch, microsite cũng sẽ “bốc hơi” theo vì thế nên khá khó để tìm lại.
  • Landing page: là một trang duy nhất, được thiết kế để quảng bá một sản phẩm cụ thể hoặc dịch vụ, được lưu trữ trên miền chính của bạn với URL rõ ràng về chiến dịch bán hàng của bạn. Nếu trang web của bạn là một công cụ toàn diện cho thương hiệu thì landing page được thiết kế giúp chuyển đổi mua hàng nhanh hơn.

Microsite và landing page là hai công cụ có lẽ khiến nhiều bạn phân vân khi sử dụng nhất. Vậy thì hãy cùng phân tích xem, mỗi tool sẽ có ưu và nhược điểm gì nhé:

Microsite:

Ưu điểm:

  • Là “đũa thần” để nâng cao nhận thức và lòng trung thành với thương hiệu.
  • Mang tính hấp dẫn, giải trí, nhiều thông tin.
  • Có khả năng khuyến khích người dùng nhấp vào nhiều trang hơn để xem và dành nhiều thời gian hơn để tương tác với thương hiệu.

Nhược điểm:

  • Thường khá tốn kém để thiết lập, đặc biệt đối với các trang đích, bạn cần phải mua tên miền.
  • Cần nhiều thời gian và công sức hơn để duy trì.
  • Khả năng đo lường ROI (Return On Investment) khá khó.
  • Với URL riêng, microsite có thể gây ra khả năng nhầm lẫn cho khách hàng trung thành của trang web chính.

Landing page:

Ưu điểm:

  • Landing page khá dễ dàng và ít tốn kém hơn khi thiết lập.
  • Chi phí mua tên miền và bảo trì cũng ít hơn.
  • Đây được xem là công cụ chuyển đổi tuyệt vời, vì đặc trưng của nó là chỉ nhấn mạnh vào 1 loại sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Bằng cách sử dụng UTM, bạn có thể đo lường dễ dàng ROI.

Nhược điểm:

  • Thông tin tập trung vào 1 đối tượng cụ thể nên có thể không làm hài lòng người dùng.
  • Dễ rơi vào nhàm chán nếu không biết kể chuyện trên landing page mà chỉ đưa thông tin.
  • Không thể thay thế cho một trang web thực tế.

CÁC BƯỚC ĐỂ VIẾT CONTENT CHUẨN SEO

1. Chọn ra những từ khoá “ăn điểm nhất”: 

Khi viết nội dung, bạn sẽ chủ yếu dùng từ khoá chính. Nhưng để tránh lặp lại quá nhiều, gây nhàm chán cho người đọc, bạn có thể dùng các từ khoá phụ. Chẳng hạn như với từ khoá chính là “cách viết content chuẩn SEO”, bạn có thể viết thêm nhiều từ khóa phụ khác như:

  • “Học viết content chuẩn seo
  • Bài viết content chuẩn seo”

Có lẽ câu hỏi lớn của bạn là làm sao để phân tích được từ khoá chính và từ khoá phụ. Ngoài việc phân tích thủ công, bạn có thể dùng một số trang web sau, tham khảo nhé!

Keywordshitter 

Bạn chỉ cần đánh keyword chính của bài như phía dưới, ấn “start job” là công cụ sẽ hỗ trợ bạn hàng loạt các keyword chính dưới đây.

6 bước và 12 lưu ý để xây dựng cách viết content chuẩn SEO

6 bước và 12 lưu ý để xây dựng cách viết content chuẩn SEO

Keywordtool: tương tự, bạn chỉ cần làm như hai bước trên.

6 bước và 12 lưu ý để xây dựng cách viết content chuẩn SEO

6 bước và 12 lưu ý để xây dựng cách viết content chuẩn SEO

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Google Keyword Planner để xem search volume (lượng search của người dùng) để xem từ khoá có hot không, cạnh tranh cao không. Với công cụ này, bạn phải đăng ký tài khoản Google Ads và chạy nháp 1 campaign để kích hoạt.

2. Lên sườn bài cho bài viết

Sườn bài viết sẽ trả lời được những thắc mắc lớn nhất của người đọc. Bạn có thể dựa vào keyword chính và phụ để lên outline luôn. Chẳng hạn như có một đề tài là “nghiên cứu đối thủ cạnh tranh” thì sẽ có các keyword phụ.

Và chúng ta có thể lên outline như sau:

  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để làm gì?
  • Phương pháp nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
  • Công cụ nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là gì?

3. Viết bài
Về độ dài, bài viết nên từ 1500 từ nhưng nội dung phải giàu chứ không phải viết lan man để đủ số từ. Hoặc nếu ngắn hơn thì nên có biểu đồ, số liệu để người đọc dừng lại lâu trên trang. Nếu bài của bạn có tham khảo các nguồn khác, thì phải biết cách “xào nấu” và check đạo văn. Bạn có thể tham khảo Plagiarism checker để check đạo văn.

Một số bạn khi mới viết sẽ thường viết lại theo kiểu “word-by-word”, phương pháp này cũng khá tốt, nhưng bạn có thể tham khảo những cách sau:

  • “Lột” ra nội dung chính và dựa trên đó để triển khai lại bài viết
  • Thay đổi tone & mood của toàn bài, chẳng hạn bài tham khảo viết theo kiểu nghiêm túc thì bạn có thể viết chuyển tone sang hài hước, vui vẻ. Với tone này, bạn sẽ thay đổi ngôn ngữ mà bạn sử dụng, không phải chuyển đổi từng từ một.
  • Thay đổi linh hoạt các dạng câu dựa trên bài viết mẫu: chuyển từ câu diễn dịch sang câu quy nạp, song hành. Hoặc chuyển từ câu khẳng định sang dạng câu nghi vấn!

4. Chọn vị trí thích hợp để chèn keyword trong bài viết SEO
Nếu lặp lại ít, Google và người đọc sẽ khó nhận ra nội dung chính bạn muốn truyền tải. Nếu keyword gặp lại quá nhiều thì người đọc sẽ chán và Google sẽ coi là bạn đang spam.

Do đó, có một gợi ý cho bạn như sau:

  • Tần suất lặp lại từ khoá: khoảng 1 lần/100-150 từ

Từ khóa cần xuất hiện ở trong những vị trí sau:

  • Thẻ meta của trang: thẻ title, meta keyword, meta description
  • Tiêu đề bài viết (H1) và 1-2 thẻ phụ (H2,H3)
  • Keyword cũng nên nằm ở đoạn đầu , 65-100 ký tự đầu tiên.
  • Trong đường link điều hướng đến các nội dung hoặc website khác.
  • Chỉnh sửa để bài viết “mượt” hơn: bạn xem lại kỹ nhưng nơi chèn keyword có “gượng gạo” quá không thì sửa lại nhé!

5. Thêm ảnh, video, link có liên quan
Hình ảnh bạn tải lên cũng phải có chứa keyword của bài. Chẳng hạn như với đề tài “nghiên cứu đối thủ cạnh tranh”, hình ảnh bạn chèn vào cũng phải đặt tên, chẳng hạn như “nghien-cuu-doi-thu-canh-tranh-01” để khi search, ảnh của bạn cũng “ăn” lên.

6. Đăng bài viết và tối ưu

Bạn nên copy nội dung trên Notepad của Window hoặc Note của Macbook để loại bỏ định dạng ban đầu.

Bạn cần đảm bảo các yếu tố sau khi đăng bài:

  • Nhập nội dung bài viết, định dạng in đậm, in nghiêng, căn chỉnh lề vào những nơi cần thiết
  • Định dạng heading cho phù hợp, nổi bật
  • Nếu có chèn ảnh hoặc video, phải kiểm tra size, chất lượng, hoặc tên thật kỹ
  • Nếu chèn link, lưu ý phải để mở “new window” – mở trên cửa sổ mới chứ nên mở trực tiếp trên bài viết. Nên có các backlink về các trang đáng tin cậy.

Vậy là từ nay, việc viết các bài SEO không còn quá khó khăn với bạn rồi đúng không? Cứ thế mà triển thôi nhé!

12 LƯU Ý ĐỂ CÓ MẪU CONTENT CHUẨN SEO

  1. Độ unique: 100%, không copy, trình bày rõ ràng
  2. Hình ảnh và nội dung ấn tượng
  3. Từ khoá chính luôn nằm trong meta title, meta description và các thẻ H
  4. Cần “đệm” từ khoá phụ vào title hoặc description
  5. Đúng format: H1, H2, H3 phải rõ ràng
  6. Từ khoá phải xuất hiện trong URL (friendly URL)
  7. Tần suất xuất hiện từ khóa trong nội dung không gượng ép
  8. Từ khoá nên xuất hiện trong 150 ký tự đầu
  9. Tối ưu ảnh (Alt, Caption, Text)
  10. Nên in đậm các từ khóa chính trong bài
  11. Nên đánh dấu liệt kê như: chấm hoặc 1-2-3
  12. Sử dụng ảnh và video trong bài

TỐI ƯU CONTENT CHO SEO THỰC CHẤT LÀ GÌ?

Phía trên là những gợi ý để bạn viết content chuẩn SEO, nhưng với những content đã sản xuất rồi, bạn hãy note một số lưu ý sau để tối ưu nhé:

  • Title: chứa từ khoá (65-100 ký tự), từ khoá nằm càng gần đầu câu càng tốt.
  • Link và anchor text: chứa từ khoá, anchor text thường là các từ khóa phụ liên quan mà bạn muốn làm nổi bật hoặc đặt internal link.
  • Description: chứa từ khoá (1-2) lần, khoảng 150-180 ký tự